Ngày nay, ở bất kể doanh nghiệp nào, bộ phận tuyển dụng nhân sự đều rất được chú trọng, đặc biệt là tuyển dụng nội bộ. Hãy cùng InTalents khám phá về đặc thù công việc của một nhân viên tuyển dụng nội bộ nhé!

Công việc thường thấy của các chuyên viên tuyển dụng nội bộ thường áp dụng cho các vị trí từ quản lý trở lên. Các quyết định của vị trí này tương tự như việc thăng chức hoặc luân chuyển vị trí công tác trong doanh nghiệp/công ty.

Phương án tuyển dụng nhân sự nội bộ giúp doanh nghiệp không mất nhiều thời gian, kinh phí đào tạo nhân lực lại từ đầu. Đa số các thành viên nội bộ mỗi doanh nghiệp đã có kinh nghiệm làm việc lâu dài, hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp, môi trường hoạt động của công ty nên có khả năng bắt nhịp với hoạt động của công ty và làm việc một cách hiệu quả.

Khi có một vị trí trống trong công ty, các chuyên viên tuyển dụng nội bộ phải dành khá nhiều thời gian cho việc sàng lọc, đánh giá và lên các phương án tìm kiếm ứng viên tiềm năng phù hợp cho công ty. Họ là những người chịu trách nhiệm từ việc lên phương án tuyển dụng nhân sự, lập kế hoạch tuyển dụng, tới thông báo tuyển dụng nội bộ.

Thêm vào đó, họ cũng có trách nhiệm tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, năng suất và văn hóa hấp dẫn đối với các ứng viên ngay từ đầu.

Tới đây, có lẽ bạn đã phần nào tưởng tượng được những công việc mà một chuyên viên tuyển dụng nội bộ phải làm.

Vậy, cụ thể họ góp phần thế nào trong quá trình tuyển dụng nhân viên của một doanh nghiệp? Những yếu tố nào cần có trong phương án tuyển dụng nhân sự? Lập kế hoạch tuyển dụng và thông báo tuyển dụng nội bộ có phải một phần việc quan trọng của chuyên viên tuyển dụng nội bộ không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Chuyên viên tuyển dụng nội bộ là ai?

chuyen-vien-tuyen-dung-noi-bo-la-ai

Chuyên viên tuyển dụng nội bộ là ai?

Chuyên viên tuyển dụng nội bộ là người phụ trách mảng tuyển dụng nhân viên nội bộ bao gồm việc xác định nhu cầu tuyển dụng, đề xuất các phương án tuyển dụng nhân sự và tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự phù hợp với nhu cầu công việc của doanh nghiệp.

II. Mẫu 1: Mô tả công việc của chuyên viên tuyển dụng nội bộ

cong-viec-cua-chuyen-vien-tuyen-dung-noi-bo

Công việc của chuyên viên tuyển dụng nội bộ là gì?

1. Mô tả công việc

Chuyên viên tuyển dụng nội bộ là người phối hợp trực tiếp với quản lý nhân sự để tìm và sàng lọc hồ sơ ứng viên, tiến hành giới thiệu và theo sát các ứng viên trong suốt quá trình làm việc. Trách nhiệm của chuyên viên tuyển dụng nội bộ sẽ bao gồm kết nối với ứng viên trong cả môi trường trực tuyến và ngoại tuyến, sàng lọc các lá đơn ứng tuyển và hỗ trợ quản lý quá trình tuyển dụng.

Họ cần có khả năng đánh giá và kiểm soát các ứng viên ở nhiều vị trí, lĩnh vực và cấp độ khác nhau. Một số câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng nội bộ sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng nhân viên lập kế hoạch tuyển dụng, tiết kiệm được thời gian soạn thảo, đồng thời cũng tạo tâm lý tốt cho các ứng viên tiềm năng vững vàng hơn khi vào phỏng vấn.

2. Trách nhiệm

  • Lập và báo cáo kế hoạch tuyển dụng định kỳ hàng quý và hàng năm.
  • Tạo và đăng thông báo tuyển dụng nội bộ.
  • Kết nối với ứng viên tiềm năng.
  • Phối hợp với quản lý quá trình tuyển dụng nội bộ để đặt ra tiêu chuẩn cho nhân viên chính thức tương lai.
  • Sàng lọc, lưu trữ các CV xin việc từng thời điểm và hồ sơ ứng viên.
  • Tiến hành sàng lọc đánh giá các ứng viên ban đầu qua điện thoại để lập danh sách ứng viên đủ điều kiện của công việc.
  • Phỏng vấn, đánh giá ứng viên trực tiếp ở nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp.
  • Theo dõi số liệu trong quá trình tuyển dụng, trong đó có thời gian tuyển dụng, thời gian kết thúc tuyển dụng nội bộ và các nguồn ứng viên.
  • Chuyên viên tuyển dụng nội bộ cần thiết kế, phân phát và đo lường kết quả các số liệu khảo sát trải nghiệm của ứng viên.
  • Tư vấn cho quản lý tuyển dụng về kỹ thuật phỏng vấn nội bộ các ứng viên và phương pháp đánh giá.
  • Tổ chức, lên kế hoạch và tham gia hội chợ việc làm.
  • Theo sát ứng viên ở mọi lĩnh vực trong suốt quá trình tuyển dụng.
  • Cập nhật cơ sở dữ liệu ứng viên nội bộ tiềm năng cho tin tuyển dụng trong tương lai.

3. Quyền hạn

  • Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân sự nội bộ trong doanh nghiệp dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp hoặc theo tìm hiểu xu hướng mới, các sản phẩm của ngành.
  • Đề xuất với cấp trên về phương án triển khai tuyển dụng nội bộ. Chuyên viên tuyển dụng nội bộ cũng cần lập kế hoạch tuyển dụng theo quy trình tuyển dụng.
  • Thực hiện truyền thông tuyển dụng qua các kênh nội bộ, viết thông báo tuyển dụng nhân sự nội bộ, mô tả công việc,…
  • Tổ chức/hỗ trợ tổ chức và lên kế hoạch cho các sự kiện cần thiết nhằm thu hút nhân sự chất lượng cao.
  • Lọc hồ sơ các ứng viên, CV, sắp xếp hồ sơ để lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.
  • Thực hiện liên hệ các bước sắp xếp phỏng vấn các ứng viên nội bộ, đặt lịch phỏng vấn, hỗ trợ phòng Nhân sự và các phòng ban khác trong quá trình phỏng vấn và tìm ra ứng viên tiềm năng.
  • Theo sát tiến độ công việc tuyển dụng ứng viên nội bộ, báo cáo kết quả, các vấn đề tồn tại trong công tác chuyên môn các ứng viên và đề xuất các giải pháp khắc phục để đạt được mục tiêu tuyển dụng.
  • Chuyên viên tuyển dụng nội bộ cũng cần tham gia và công tác hỗ trợ đào tạo chuyên môn, quản lý và đánh giá nhân viên mới trong thời gian thử việc sao cho đảm bảo mục tiêu của công việc đề ra.
  • Giúp nhân viên mới hòa nhập và thích nghi với môi trường mới.
  • Cung cấp thông tin cho nhân viên về các quyền lợi chính của họ, các chính sách, quy định, nghĩa vụ.
  • Giải quyết và giải đáp các vấn đề khác nhau, còn khúc mắc liên quan đến các thông tin trên của nhân viên mới được nhận.
  • Các công việc liên quan tới tuyển dụng nội bộ khác theo yêu cầu của quản lý.

4. Báo cáo uỷ quyền

Chuyên viên tuyển dụng nội bộ cần báo cáo mọi tình hình công việc tuyển dụng nhân viên cho giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, các lãnh đạo phòng ban liên quan. Các vấn đề khác chỉ báo cáo với các cấp trên liên quan, Ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc các bộ phận khác khi có lệnh của Ban Giám đốc doanh nghiệp. Trừ khi có yêu cầu của Tổng Giám đốc doanh nghiệp, chuyên viên tuyển dụng nội bộ không được uỷ quyền cho người nào khác thực hiện công việc của mình.

5. Tiêu chuẩn ứng tuyển

  • Độ tuổi phù hợp cho chuyên viên tuyển dụng nội bộ là từ 24 – 40 tuổi.
  • Tối thiểu đã có 1-2 năm kinh nghiệm tại vị trí chuyên viên tuyển dụng hoặc các vị trí tương tự trong doanh nghiệp.
  • Đã tốt nghiệp trình độ Đại học các chuyên ngành liên quan về nhân sự, nguồn nhân lực, con người hoặc đã từng học các ngành liên quan khác.
  • Có networking tốt trong ngành.
  • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tốt.
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Tinh thần nhanh nhẹn, chăm chỉ, ý thức tốt và trung thực.

6. Bộ câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng nội bộ

  • Bạn hãy kể tên và đánh giá một số kênh thiết lập phương án tuyển dụng nhân sự tốt hiện nay? Nêu một vài ví dụ về các kênh tuyển dụng như vậy.
  • Theo bạn, đâu là phẩm chất của một nhân viên tốt, có thể cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp? Là người tuyển dụng nội bộ, bạn sẽ ưu tiên thái độ hơn hay khả năng chuyên môn?
  • Bạn hãy mô tả cách chuyên viên tuyển dụng nội bộ đánh giá tố chất của một ứng viên?
  • Bạn có thể nêu 1 ý tưởng về 1 chương trình tuyển dụng nội bộ giúp doanh nghiệp chúng tôi thu hút được nhiều chú ý từ các nhân sự làm nghề… được không?
  • Bạn hãy tưởng tượng và trình bày công việc trong 1 ngày của người làm chuyên viên tuyển dụng nội bộ?

III. Kết luận

Trên đây là một số ít thông tin về việc làm nhân viên tuyển dụng nội bộ InTalents muốn gửi đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên hoàn toàn có thể giúp cho bạn đọc hiểu thêm về những công việc của một chuyên viên tuyển dụng nội bộ là gì. Hãy đến với những bài viết sau để đọc được nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Quản lý Data ứng viên tiềm năng ứng dụng công nghệ AI và Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng hiệu quả.

Đăng ký NGAY