5
/
5
(
4
bầu chọn

)

Chuỗi cung ứng lạnh (Cold Chain) là một khái niệm khá phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển nhưng tại Việt Nam, khái niệm này còn khá mới. Tuy nhiên, thị trường này đang có dấu hiệu khởi sắc hơn khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng cao của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng gia tăng. Vậy cụ thể Cold Chain là gì? Thị trường này ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới.

Xem thêm :
Cold Chain- Chuỗi cung ứng lạnh là gì? Nguồn ảnh: gulfshipping.com.vn

Giới Thiệu Cold Chain

Chuỗi cung ứng lạnh được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm bảo đảm và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, hàng đông lạnh chế biến, hoa tươi cắt cành, các sản phẩm dược phẩm đặc biệt là vacxin.

Cấu Trúc Của Chuỗi Cung Ứng Lạnh (Cold Chain)

Trong cấu trúc của Cold Chain gồm 2 bộ phận cơ bản :

  1. Hệ thống nhà kho lạnh, kiểm soát đầy đủ về nhiệt độ và chính sách bảo quản mặt hàng nhạy cảm, dễ hư hỏng.
  2. Các phương tiện vận chuyển có chức năng trở hàng như: xe tải, container, thiết bị phục vụ hoạt động giữ nhiệt.

Nhiệt độ tiêu chuẩn trong chuỗi cung ứng lạnh sẽ có nhiệt độ đảm bảo lạnh đủ để giữ sản phẩm không bị hỏng theo tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến là: Đông lạnh sâu (Deep Frozen) từ -28 đến -30 độ C dành cho vận chuyển hải sản. Vận chuyển thịt lạnh từ -16 đến -20 độ C. Vận chuyển trái cây sẽ từ  2 đến 4 độ C. Các sản phẩm thông thường sẽ giữ lạnh ở nhiệt độ: 2-8 độ C. Khoáng sản duy trì tại nhiệt độ: 12- 14 Độ C.

Nhiệt độ tiêu chuẩn của các loại hàng hóa trong Cold Chain.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Chuỗi Cung Ứng Lạnh – Cold Chain

  • Áp dụng chuỗi cung ứng lạnh Cold Chain giúp hàng hóa luôn đạt tiêu chuẩn, giảm thiểu tối đa tổn thật hàng hóa trong khâu vận chuyển.
  • Gia tăng giá trị hàng hóa khi kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm trong tình trạng an toàn.
  • Gia tăng sự hài lòng của khách hàng vì đáp ứng tiêu chí bảo vệ sức khỏe con người.

Chuỗi Cung Ứng Lạnh Tại Việt Nam – Thị Trường Còn Nhiều Tiềm Năng

Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng ngày càng tập trung phục vụ người tiêu dùng, tốc độ giao hàng đã luôn là một trong những yếu tố chính trong quyết định mua hàng. Với tình hình dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, ngày càng nhiều khách hàng chọn cách đi chợ online, thúc đẩy nhu cầu kho trữ lạnh cho thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm khác. Trong đó nhu cầu vận chuyển, bảo quản vắc xin Covid-19 và các loại vắc xin cũng tạo nên một nhu cầu lớn trong thị trường Cold Chain. 

“Năm ngoái, một báo cáo của Euromonitor cho biết, độ lớn của riêng thị trường thực phẩm cần vận chuyển lạnh trong ngành bán lẻ Việt Nam, không tính mảng thủy sản, ước đạt 1,2 tỉ USD. Nếu tính luôn các loại dược phẩm chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lạnh thì quy mô này có thể lên đến gần 10 tỉ USD vào năm 2020.

Theo Bộ Công Thương, tỉ lệ khai thác ở các kho lạnh hiện rất cao, trên 90%. Dẫn đầu thị trường dịch vụ kho lạnh là hàng chục tên tuổi nước ngoài bên cạnh các tên tuổi nội địa như ABA Cooltrans, Transimex, Hùng Vương, Mekong Logistics, MP Logistics, Vinafco Vietnam, PanaSato, Phan Duy, Quang Minh, Satra…

Cơ hội cho chuỗi cung ứng lạnh còn đến từ đặc điểm thị trường đang khá phân mảnh. Theo Bộ Công Thương, ngay các nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh, có thị phần khá lớn kể trên cũng chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của thị trường. Chính phủ Việt Nam cũng ngày càng chú trọng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ cho lĩnh vực logistics. Trong 5 năm tới, khi thị trường bán lẻ tiếp tục tăng trưởng trung bình 7,3%/năm, theo McKinsey, các hãng đều cần đến dịch vụ kho lạnh, vận chuyển lạnh để giữ thực phẩm tươi ngon, chất lượng.

Bạn có thể đọc đầy đủ nội dung phần phân tích trên tại: longhau.com.vn

Kết Luận

Có thể nói, tại Việt Nam chuỗi cung ứng lạnh – Cold Chain đang vừa là xu thế phát triển, hấp dẫn được nhiều doanh nghiệp tham gia, vừa là thách thức cho các DN. Theo khảo sát của CEL Consulting, chỉ 8,2% nhà sản xuất cho thị trường nội địa áp dụng chuỗi lạnh, thấp hơn rất nhiều so với con số 66,7% của nhà xuất khẩu. Vì thế, tình trạng hư hỏng trong sản phẩm nông sản của Việt Nam khá cao, chiếm tới 25,4%, khiến rác thải sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam cũng cao hơn 5,3% so với tiêu chuẩn do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đặt ra.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! 

Ngọc Mai – Tổng hơp và Biên tập

Quản lý Data ứng viên tiềm năng ứng dụng công nghệ AI và Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng hiệu quả.

Đăng ký NGAY