• Home
  • blog
  • CHUYỂN VIỆC SAU TUỔI 30 – THỬ THÁCH VÀ NGỌT NGÀO

Hành trình tìm việc sau tuổi 30 không hề dễ dàng. Đó là một quá trình dài, lắm khi mệt mỏi đến mức khiến bạn muốn bỏ cuộc.  Nhưng hãy tin mình, chỉ cần bạn kiên nhẫn, cố gắng hết sức, thành quả thu được sẽ rất ngọt ngào. Vậy, cần chuẩn bị những gì để có thể suôn sẻ vượt qua hành trình này? Hãy cùng InApps theo dõi những tips sau:

1. Xác định sở thích và năng lực bản thân

Mình may mắn khi được chị sếp cũ tạo điều kiện cho làm qua nhiều task HR: C&B, sự kiện nội bộ, hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng v.v… giúp mình có thông tin và kiến thức nền tảng ở mỗi lĩnh vực. Từ đó, mình nhận thấy mình phù hợp và yêu thích nhất vai trò Tuyển Dụng, cùng công việc liên quan xây dựng nội dung thương hiệu tuyển dụng. Và, tèn ten, hiện tại mình hoàn toàn hài lòng với vai trò Talent Acquisition Specialist tại #InApps.

2. Xác định lĩnh vực yêu thích

Xác định được công việc mong muốn, mình bắt đầu suy nghĩ tiếp xem mình muốn làm ở lĩnh vực nào. Với kinh nghiệm tuyển dụng nhiều vị trí, mình bắt đầu gửi CV ở các công ty đa ngành nghề. Mình đã từng đi phỏng vấn rất nhiều nơi: truyền thông, giáo dục, bất động sản, v.v… Sau khi trải qua 7749 lần phỏng vấn, mình đã nhận ra lĩnh vực phù hợp nhất với mình vẫn là lĩnh vực IT – nơi môi trường trẻ, năng động, và luôn được tiếp cận những công nghệ mới. Tất nhiên, việc rải CV vô tội vạ không được khuyến khích, nhưng nếu bạn đang ở tình trạng mông lung vô định, phỏng vấn nhiều chỗ cũng là cách để bạn định hình lại mục tiêu, từ đó điều chỉnh hướng đi phù hợp.

3. Cải thiện điểm yếu, bổ sung điểm mạnh để làm nổi bật bản thân trong mắt nhà tuyển dụng

Đi phỏng vấn nhiều, tất nhiên rớt cũng nhiều, mình dần hiểu mình còn yếu kỹ năng/ kinh nghiệm nào, và cả điểm nổi bật giúp mình ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Mình dành thời gian phân tích sau mỗi lần phỏng vấn. Về cách nhà tuyển dụng đặt câu hỏi và cách mình trả lời. Để, một mặt tự học hỏi nâng cao kỹ năng phỏng vấn ứng viên (khi mình đã xác định Tuyển Dụng là công việc mình muốn theo đuổi), và để rút kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn sau. À, đừng ngại xin thêm nhận xét từ nhà tuyển dụng. Cũng nhờ không ngại hỏi, mình mới biết được chính kiến thức nền về các vị trí IT, cách giao tiếp xây dựng mối quan hệ với ứng viên, và tiếng Anh tốt là thế mạnh của mình. Vậy là mình có vốn để thể hiện cho những lần phỏng vấn sau.

4. Tìm hiểu kỹ thông tin về công việc mình ứng tuyển

Dù cùng một chức danh, nhưng yêu cầu công việc ở mỗi công ty là khác nhau. Hãy chịu khó tìm hiểu kỹ yêu cầu công việc, và có sự điều chỉnh CV cũng như tìm kiếm nguồn thông tin phù hợp, để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn.

5. Xác định tâm lý, không đặt mục tiêu quá cao

Nếu bạn đang là nhân viên, chưa có quá nhiều kinh nghiệm chuyên môn/ quản lý, đừng vội ứng tuyển vào các vị trí manager. Hãy từ từ, đặt mục tiêu chậm mà chắc. Bình tĩnh xác định lại mục tiêu nghề nghiệp, tham gia các khóa học để bổ sung kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, tìm hiểu thông tin từ các bài viết chuyên ngành, và apply với vị trí chuyên viên. Đồng thời, hãy chấp nhận một điều, vì bạn đi chậm hơn người khác, nên sếp mới trẻ tuổi hơn bạn là hoàn toàn bình thường. Hãy hiểu rằng, dù sếp mới có trẻ tuổi hơn bạn nhiều, thì khi là sếp ít nhất họ phải có năng lực quản lý hơn bạn. Vì thế, hãy luôn tôn trọng, cởi mở chia sẻ, và học hỏi từ sếp của mình.

Mong rằng những kinh nghiệm mình rút ra sau quá trình “đổ mồ hôi sôi nước mắt” tìm việc hữu ích với các bạn. Nếu bạn đang gặp khó trong việc tạo hồ sơ, hãy truy cập Intalents với rất nhiều mẫu resume & CV dễ sử dụng: https://job.intalents.co/templates. Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình thay đổi nghề nghiệp, hoặc kết nối với mình qua Linkedin để được tư vấn hỗ trợ thêm nhé: https://www.linkedin.com/in/vy-doan-duy-thuy-58400b213?lipi=urn%3Ali%3Apage%3Ad_flagship3_profile_view_base_contact_details%3BDgfo4HGhTbWW83iZb0E5eQ%3D%3D

Quản lý Data ứng viên tiềm năng ứng dụng công nghệ AI và Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng hiệu quả.

Đăng ký NGAY