Table of Contents

Với thời đại mà công nghệ ngày càng đổi mới và phát triển, các doanh nghiệp cũng cần xem việc chuyển đổi số là điều cần thiết để công ty tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động ứng dụng công nghệ còn khá hạn chế và thiếu tính nhất quán. Vì thế, để đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp cần có lộ trình chuyển đổi chi tiết và phù hợp với mình.

Dưới đây là những bước cơ bản nhất trong việc mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, mời bạn tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng lộ trình riêng cho doanh nghiệp của bạn.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì?

mo-ta-quy-trinh-chuyen-doi-so-cua-doanh-nghiep-khai-niem-chuyen-doi-so-la-gi

Mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp – Khái niệm chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc các công ty tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực nhân viên và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Các hoạt động chuyển đổi số chủ yếu bao gồm:

  • Số hóa các dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Áp dụng các công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình, nghiệp vụ quản lý, sản xuất kinh doanh, báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp
  • Chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh theo hướng công nghệ hóa, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là chuyển đổi những gì?

mo-ta-quy-trinh-chuyen-doi-so-cua-doanh-nghiep-yeu-to-thay-doi-trong-chuyen-doi-so-doanh-nghiep

Mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp – Những yếu tố thay đổi

Chuyển đổi số là một sự thay đổi vô cùng lớn, tác động đến chính quy mô, cấu trúc của doanh nghiệp. Do đó, các công ty phải hiểu và làm rõ ba vấn đề chính khi thực hiện hoạt động này, bao gồm: định hướng chiến lược, mô hình kinh doanh, và năng lực quản trị.

Định hướng chiến lược

Công ty cần xác định chiến lược phát triển chung, cũng như chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp sao cho thích ứng với nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đặt ra những mục tiêu, định hướng thực tế, đảm bảo phù hợp với tình hình và khả năng chuyển đổi của mình.

Chuyển đổi số mô hình kinh doanh

Chuyển đổi số mô hình kinh doanh là việc chuyển từ bán hàng trên các kênh truyền thống sang bán hàng đa kênh. Mục đích chính của hoạt động này gồm có:

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Mở rộng các kênh phân phối, kinh doanh. Từ đó, tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, giúp việc mua sắm thuận tiện hơn.
  • Tối ưu chuỗi cung ứng: Triển khai áp dụng công nghệ số cho chuỗi cung ứng từ quản lý kho hàng, dây chuyền sản xuất, quản lý đơn hàng và vận chuyển.

Chuyển đổi số năng lực quản trị

Ngoài việc áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nâng cao năng lực quản trị để bắt kịp với sự thay đổi của mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố như: con người và tổ chức, hệ thống công nghệ thông tin và quản trị dữ liệu, các nghiệp vụ quản lý rủi ro và an ninh mạng.

Việc số hóa các quy trình như thanh toán, kế toán, quy trình xuất kho, quản lý nhân sự,… là điều tất yếu khi áp dụng chuyển đổi số. Hiện nay có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý hoạt động vận hành như ERP, MES, PLM, SCM, HRM, các hệ thống chấm công, tính lương, hệ thống bán lẻ POS, hệ thống quản lý kênh phân phối DMS,…

Ngoài ra, việc lưu trữ và phân tích dữ liệu là một điều rất quan trọng, nhằm phân tích tổng thể các hoạt động trong doanh nghiệp, giúp bộ máy hoạt động trơn tru. Nhà quản lý có thể tham khảo các hệ thống kho dữ liệu và báo cáo thông minh (Data warehouse & BI), hệ thống hồ dữ liệu hoặc dữ liệu lớn (data lake, big data).

Mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Chu trình chuyển đổi số được chia làm 3 giai đoạn: Doing Digital, Becoming Digital và Become Digital.

mo-ta-quy-trinh-chuyen-doi-so-cua-doanh-nghiep-lo-trinh-chuyen-doi-so-doanh-nghiep

Mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp – Lộ trình chuyển đổi số

Giai đoạn 1: Doing Digital

Ở giai đoạn này, chuyển đổi số được triển khai riêng lẻ, chưa có tính kết nối. Cụ thể, doanh nghiệp chủ yếu tận dụng các giải pháp công nghệ cho việc kinh doanh và quản trị. Nhiều công ty sử dụng các phần mềm quản lý tài chính, kế toán, quản trị điểm bán lẻ, kho hàng,…

Tuy nhiên, những phần mềm này thường không được tích hợp với nhau, thiếu sự kết nối, dẫn đến việc thông tin không được đồng bộ, quy trình bị rời rạc. Doanh nghiệp phải sử dụng nhiều giải pháp phần mềm khác nhau, làm tăng chi phí và mất nhiều thời gian hơn khi sử dụng.

Giai đoạn 2: Becoming Digital

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp chú trọng vào việc xây dựng hệ thống báo cáo quản trị hoàn chỉnh. Các cơ sở dữ liệu liên quan đến bán hàng, hàng tồn kho, hạch toán kế toán,… sẽ được cập nhật và liên kết với nhau.

Từ đó, doanh nghiệp sẽ số hóa các quy trình từ lập báo cáo, phân tích và dự báo về tài chính và nhân sự. Toàn bộ dữ liệu trong công ty sẽ được liên kết với nhau, giúp xây dựng các kế hoạch từ kinh doanh, ngân sách, dự báo doanh thu tốt hơn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có biện pháp bảo vệ và lưu trữ thông tin, tránh mất mát và có kế hoạch cụ thể về lưu trữ dữ liệu khi công ty ngày càng phát triển, mở rộng kinh doanh.

Giai đoạn 3: Being Digital

Đây là giai đoạn chuyển đổi số hoàn toàn, khi các hệ thống kinh doanh và quản trị doanh nghiệp được tích hợp và kết nối với nhau, cập nhật cũng như lưu trữ thông tin theo thời gian thực.

Ví dụ, khi doanh nghiệp xuất một đơn hàng, số lượng hàng tồn kho thay đổi. Toàn bộ dữ liệu liên quan đến doanh số, đơn hàng, sản phẩm trong kho sẽ được tự động cập nhật nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, các phòng ban có thể chia sẻ và truy cập thông tin nhanh chóng khi được cho phép. Nhân viên sẽ không cần tốn thời gian đệ trình lên các cấp và chờ đợi thu thập dữ liệu như trước.

Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp bắt đầu đầu tư nhiều vào các sáng kiến đổi mới sáng tạo, tạo ra các giá trị mới, tăng năng lực cạnh tranh. Mọi hoạt động xuyên suốt, liền mạch. Doanh nghiệp tạo được một quy trình chuẩn xác, áp dụng lên bộ máy tổ chức hiệu quả, dễ dàng kiểm soát hoạt động trong công ty và tăng năng suất lao động cho nhân viên.

Mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam 

Lộ trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp Việt Nam gồm giai đoạn chuẩn bị và 3 giai đoạn để chuyển dần từ “doing digital” sang “being digital”. Tùy thuộc vào mục tiêu và năng lực của doanh nghiệp mà các bước được tiến hành song song hoặc lần lượt từng bước.

mo-ta-quy-trinh-chuyen-doi-so-cua-doanh-nghiep-quy-trinh-chuyen-doi-so-doanh-nghiep-viet-nam

Mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam

Giai đoạn chuẩn bị – Xác định mục tiêu và chiến lược

Đây là giai đoạn tiền đề giúp doanh nghiệp xây dựng cho mình một lộ trình chuyển đổi số phù hợp. Các công ty phải xác định rõ ràng ba yếu tố sau:

Cấu trúc tổng thể của doanh nghiệp

Để phát triển một cách bền vững và đồng bộ, trước khi xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược cho chuyển đổi số, doanh nghiệp cần hiểu rõ về cấu trúc tổng thể của công ty. Nó bao gồm các thành phần kinh doanh thiết yếu, bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa chúng.

Từ đó, hiểu rõ nguyên tắc, phương pháp và mô hình doanh nghiệp. Việc thiết kế và hiện thực hóa cơ cấu tổ chức, quy trình kinh doanh, hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng sẽ chính xác, đầy đủ hơn.

Mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số

Việc xây dựng chiến lược và mục tiêu của chuyển đổi số phải được thiết lập dựa trên mục tiêu chung, cũng như mô hình, đặc điểm kinh doanh của cả doanh nghiệp. Ví dụ, một đơn vị sản xuất sẽ có những mục đích khác hoàn toàn so với một đơn vị cung cấp dịch vụ. Dẫn đến, sự khác biệt trong việc lựa chọn và áp dụng phần mềm, hệ thống công nghệ.

Chiến lược tích hợp chuyển đổi số với hoạt động của doanh nghiệp

Để đưa ra một chiến lược đúng đắn, công ty cần đánh giá năng lực, mức độ sẵn sàng khi thực hiện chuyển đổi số. Những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, mô hình kinh doanh đa ngành, đa kênh có khả năng đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống công nghệ.

Ngược lại, với các đơn vị kinh doanh hay công ty vừa và nhỏ, việc thực hiện chuyển đổi số sẽ phải trải qua từng bước, mất nhiều thời gian hơn.

Giai đoạn 1 – Chuyển đổi số mô hình kinh doanh

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong lộ trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp áp dụng công nghệ nhằm hướng tới khách hàng và thị trường. Do đó, hai hoạt động chính của doanh nghiệp là nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến việc áp dụng công nghệ số vào các hoạt động tài chính, kế toán.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Doanh nghiệp áp dụng công nghệ để mở rộng kênh phân phối, bán hàng. Từ đó tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho khách. Hiện nay, bên cạnh các kênh offline, doanh nghiệp còn thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh trên kênh online, như:

  • Sàn thương mại điện tử: Doanh nghiệp mở rộng việc bán hàng trên các sàn nội địa như Tiki, Shopee, Lazada,… Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn kinh doanh trên các kênh nước ngoài như Amazon, Ebay, Alibaba. Nhờ vậy mà họ tiếp cận khách hàng hiệu quả. Người mua có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua hàng trên các kênh này.
  • Cửa hàng online hay website bán hàng: Nhiều công ty sẵn sàng đầu tư cho việc xây dựng trang web bán hàng chuyên nghiệp. Thậm chí, họ còn thiết kế và phát triển các ứng dụng điện thoại nhằm giúp khách có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp áp dụng thêm các công cụ Marketing để nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng như: SEO, Digital Ads (quảng cáo số), cùng các hình thức tiếp thị mới như Affiliate, Livestream,…

Các công nghệ về quản trị quan hệ khách hàng (CRM) như Salesforce, SimCRM,… sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động chăm sóc khách hàng, tiến hành dần dần cá nhân hóa trải nghiệm của từng người mua.

Tối ưu chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp sử dụng công nghệ cho chuỗi cung ứng bao gồm quản lý hàng tồn kho, dây chuyền sản xuất, đơn hàng và vận chuyển. Từ đó, tăng cường lợi thế cạnh tranh, kiểm soát hiệu quả các chi phí, đảm bảo hàng hóa được cung ứng và vận chuyển đúng thời gian, địa điểm, giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

Việc sử dụng các phần mềm ERP là giải pháp tối ưu nhất giúp doanh nghiệp giám sát và kiểm soát được mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, đảm bảo tính minh bạch và hiệu suất làm việc.

Ngoài ra, công ty nên đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây, nhằm lưu trữ và bảo mật thông tin hiệu quả hơn.

Áp dụng công nghệ vào tài chính, kế toán

Việc sử dụng các giải pháp phần mềm để nâng cao hiệu quả công việc liên quan đến tài chính, kế toán là một điều tất yếu và cực kỳ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các dữ liệu sẽ được thu thập, cập nhật theo thời gian thực, phân bổ tự động, phục vụ cho việc phân tích và dự báo, lên kế hoạch định kỳ. Doanh nghiệp giảm thiểu được những rủi ro, sai sót về mặt số liệu.

Giai đoạn 2 – Chuyển đổi số mô hình quản trị

Để dần dần hoàn thiện lộ trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần hoàn thiện và chuyển đổi mô hình quản trị thông qua hai bước:

Hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp & xác định các yêu cầu về dữ liệu

Khi đã tăng trưởng, doanh nghiệp cần xem xét về việc hoàn thiện mô hình quản trị từ cơ cấu, con người đến hệ thống thông tin, chính sách và dữ liệu. Các quy trình cần rõ ràng, minh bạch, đơn giản và dễ dàng thực hiện kiểm soát.

Trước khi xây dựng mô hình mới, công ty nên xác định đâu là phần mình cần thay đổi, và đưa ra các phương án giải quyết phù hợp với định hướng của doanh nghiệp. Quá trình hoàn thiện mô hình quản trị gồm có: rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng – nhiệm vụ của từng bộ phận chức năng, xác định số lượng nhân sự, mô tả công việc của từng vị trí,…

Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thêm bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI/OKR) nhằm quản lý công việc và nhân lực tốt hơn, nâng cao hiệu quả làm việc và xây dựng kế hoạch cho từng kỳ. Ngoài ra, công ty bắt buộc phải xác định các yêu cầu và mục đích của việc tích hợp chuyển đổi số toàn diện. Từ đó, đưa ra các phương hướng giải quyết tốt nhất.

Chuyển đổi số mô hình quản trị & hoàn thiện cơ sở dữ liệu

Sau khi xác định và xây dựng lại mô hình, doanh nghiệp đã có một định hướng cụ thể để áp dụng công nghệ để tối ưu quy trình như lập kế hoạch, quản trị nhân sự,… Việc chuyển đổi số mô hình quản trị nên bắt đầu từ việc sử dụng công nghệ số cho hệ thống báo cáo quản trị, giúp quản lý dữ liệu, xuất báo cáo và phân tích ngân sách, tài chính và nhân sự tốt hơn.

Tiếp đó, doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ giúp kiểm soát một lượng dữ liệu khổng lồ, khai thác chúng một cách hiệu quả. Công ty có thể tham khảo một vài phần mềm như Odoo, Microsoft Dynamic,…

Hơn nữa, doanh nghiệp cần xây dựng một cơ sở dữ liệu chung và phương án cho an ninh mạng và bảo mật thông tin. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro mất mát dữ liệu, cũng như đảm bảo cho việc chuyển đổi số được diễn ra lâu dài, bền vững.

Giai đoạn 3 – Kết nối kinh doanh & quản trị

Đây là giai đoạn cuối cùng trong lộ trình chuyển đổi số. Sau khi chuyển đổi số mô hình kinh doanh và quản trị tại giai đoạn 1 và 2, doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ số để từng bước kết nối các hệ thống rời rạc hiện có thành một hệ thống thông tin đồng nhất và xuyên suốt.

Doanh nghiệp áp dụng hệ thống ERP (hệ thống hoạch định nguồn nhân lực) như Odoo để giải quyết bài toán một cách toàn diện. Toàn bộ các tính năng để quản lý các mảng như nhân sự, tài chính, sản xuất, kinh doanh, mua hàng, logistic,… đều được tích hợp với nhau.

Khi có một sự thay đổi nào đó, các dữ liệu sẽ được cập nhật, đảm bảo thông tin được quản lý thông suốt, chính xác. Từ đó, công ty có thể phản ứng kịp thời trước những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Giai đoạn này, các doanh nghiệp nên đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao khả năng phân tích dữ liệu. Các số liệu sẽ được phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và phương án giải quyết vấn đề.

Sau khi có những tăng trưởng ổn định, công ty cần có những sáng kiến mới, để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, như đầu tư vào R&D, sử dụng thêm các công nghệ trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao giá trị công ty. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần có các phương án kiểm tra và bảo trì định kỳ nhằm duy trì hoạt động liên tục.

Những phương pháp đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số

mo-ta-quy-trinh-chuyen-doi-so-cua-doanh-nghiep-nhung-phuong-phap-thuc-day-chuyen-doi-so

Mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp – Phương pháp thúc đẩy nhanh chuyển đổi số

Giai đoạn 1 – Chuyển đổi số mô hình kinh doanh

Trong giai đoạn này của lộ trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tập trung hướng đến nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở rộng thị trường, đồng thời triển khai các giải pháp cơ bản đáp ứng hoạt động quản trị.

Hệ thống quản trị bán hàng đa kênh

Đây là các giải pháp hỗ trợ xây dựng các website thương mại điện tử và quản trị các kênh bán hàng khác nhau trên cùng một hệ thống, đảm bảo hoạt động kinh doanh xuyên suốt và trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.

Đối với triển khai xây dựng website bán hàng trực tuyến, một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu mà doanh nghiệp có thể tham khảo lựa chọn đó là Magento. Đây là nền tảng mã nguồn mở cho phép tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu cụ thể và dễ dàng mở rộng quy mô trong tương lai. Hơn nữa, khả năng tích hợp toàn diện với các hệ thống quản trị và vận hành khác cho phép Magento mang đến trải nghiệm O2O hoàn hảo cho người mua hàng.

Tiếp thị trực tuyến

Là các giải pháp, công cụ giúp thực hiện và quản trị các chiến dịch tiếp thị thông thường qua các kênh trực tuyến như Google, Facebook, Zalo, quảng cáo banner,… tối ưu chi phí quảng cáo, tối ưu tìm kiếm.

Giải pháp quản trị quan hệ khách hàng (CRM)

Là các giải pháp giúp quản trị tập khách hàng, thông tin chi tiết và quản trị mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng. Các chức năng thường bao gồm: xem thông tin, lịch sử tương tác với khách, phân loại khách hàng, quản trị quy trình bán hàng, phễu bán hàng, chăm sóc khách, hỗ trợ chiến dịch marketing và kết nối với các tổng đài, dịch vụ SMS, email,… Các nhà cung cấp nền tảng CRM uy tín có thể kể đến Salesforce, Hubspot, SimCRM,…

Thanh toán và giao nhận

  • Thanh toán: Sử dụng thanh toán “không tiền mặt” như ví điện tử (Momo, ZaloPay, VNPay), ngân hàng điện tử, cổng thanh toán (Shopee Pay) cho các sàn và website thương mại điện tử.
  • Giao nhận: Tích hợp vận chuyển với bên thứ ba, thông qua phần mềm quản lý bán hàng. Giao dịch bán hàng sẽ được chuyển tự động sang bên giao nhận, bên bán và khách hàng có thể giám sát tiến trình thực hiện giao hàng. Các bên cung cấp như NinjaVan, Ahamove, Giao hàng tiết kiệm,…

Quản trị kênh phân phối

Gồm các phần mềm quản lý đơn hàng, hàng tồn và sản phẩm tại các đại lý, điểm bán lẻ, kế hoạch di chuyển hàng hóa,… Doanh nghiệp có thể tìm đến các nhà cung cấp như MobiWork, DMSOne, DMS Pro.

Giai đoạn 2 – Chuyển đổi số mô hình quản trị

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc chuyển đổi số mô hình vận hành và môi trường làm việc nhằm tối ưu và nâng cao năng lực quản trị.

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP

Đây là giải pháp tổng hợp giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ các hoạt động và quy trình phối hợp của mọi bộ phận trong công ty. Thông tin sẽ được luân chuyển một cách tự động, phân quyền và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ. Hệ thống ERP thường có các nhóm chức năng như: tài chính kế toán, nhân sự, quản lý hàng tồn kho, đơn hàng, logistic, marketing, quản lý khách hàng,…

Hiện nay trên thị trường, Odoo là phần mềm ERP được nhiều người lựa chọn nhất vì khả năng linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể thêm bớt các module sao cho phù hợp với mục đích công ty. Hơn nữa phần mềm dễ cài đặt, sử dụng, giá thành phải chăng phù hợp cho mọi doanh nghiệp.

Dịch vụ điện toán đám mây

Là dịch vụ của các nhà cung cấp hạ tầng lưu trữ, tính toán, xử lý dữ liệu có khả năng mở rộng không giới hạn, doanh nghiệp không cần quan tâm đến việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, an ninh, an toàn của hệ thống. Hiện nay, Amazon Web Services là nhà cung cấp tốt nhất và được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

Giải pháp, dịch vụ phân tích dữ liệu

Với những giải pháp này, doanh nghiệp dễ dàng tập trung hóa dữ liệu, kết nối các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tổ chức một cách khoa học, tiện lợi để có thể khai thác, phân tích và tìm ra các phương án giải quyết vấn đề. Các phần mềm thường được sử dụng gồm có: PowerBI, Tableau, Jasper,…

Giai đoạn 3 – Kết nối kinh doanh và quản trị

Ngoài việc triển khai các hoạt động phân tích, nâng cấp các hệ thống quan trọng đã triển khai ở mức đơn giản tại giai đoạn 1, giai đoạn 3 là lúc doanh nghiệp có thể đầu tư cho các hệ thống công nghệ cao giúp nâng tầm trải nghiệm khách hàng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.

Văn phòng điện tử

Doanh nghiệp và nhân viên tương tác, giao tiếp, hoạt động thường xuyên với nhau, cung cấp các dịch vụ nội bộ, quản lý dự án và đánh giá hiệu quả công việc dễ dàng hơn với các phần mềm văn phòng điện tử. Các nhà cung cấp phổ biến gồm có: Microsoft, Google, PA VN,…

Bảo mật

  • An toàn, an ninh mạng: Dịch vụ của bên thứ ba như BKAV, Cisco, Juniper,… nhằm đảm bảo an toàn không gian mạng và bảo vệ các dữ liệu, thông tin doanh nghiệp.
  • Chữ ký số, chứng thư số: Các doanh nghiệp như Bkav, FPT, VNPT CA, Viettel, Thai son,… sẽ cung cấp chữ ký của cá nhân, doanh nghiệp, đảm bảo các tài liệu, thông tin số được không bị đánh cắp do giả mạo chữ ký. Hình thức thường bao gồm chữ ký số trên USB, trên SIM hoặc trên các thiết bị ký số tập trung HSM.

Công nghệ IoT

Doanh nghiệp sẽ sử dụng các thiết bị cảm biến để thu thập thông tin một cách liên tục, từ đó theo dõi toàn bộ các hoạt động, giám sát, phân tích và đưa ra các quyết định ứng phó một cách nhanh chóng. Công ty có thể tham khảo các nhà cung cấp như DTT, Sao Bắc Đẩu,….

Công nghệ AR/VR

Là các giải pháp thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, làm tăng mức độ tương tác của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các bên thứ ba hiện nay trên thị trường có Hanoi Telecom, VLab, VRtech,…

Công nghệ chuỗi khối Blockchain

Lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách tiện lợi, đảm bảo dữ liệu không bị sai lệch hay sửa đổi từ bên khác. Việc này sẽ giúp cho các hợp đồng, giao dịch điện tử được thực hiện một cách dễ dàng, chính xác.

Qua bài viết mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mà InTalents đã chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho nhiều doanh nghiệp.

Về InTalents

intalents-nền-tảng-quản-trị-tuyển-dụng-toàn-diện

InTalents hỗ trợ bạn làm báo cáo kết quả tuyển dụng nhân sự chuẩn và khoa học

InTalents là một nền tảng ATS toàn diện nhất cho tuyển dụng ứng dụng công nghệ AI đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nền tảng quản trị tuyển dụng toàn diện nhất giúp doanh nghiệp vừa tinh gọn hóa toàn bộ quy trình tuyển dụng, vừa đảm bảo tính minh bạch khi báo cáo.

Hỗ trợ truy cập trên nhiều thiết bị, nền tảng của InTalents mang lại cho nhà tuyển dụng sự linh hoạt khi làm việc theo nhóm và cá nhân. Đăng tuyển và quản lý tuyển dụng ngay https://app.intalents.co/register.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
InTalents
Địa chỉ: 1039 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 7, Quận Tân Bình
Hotline: 0906988450
Email: support@intalents.co
Website: intalents.co

Quản lý Data ứng viên tiềm năng ứng dụng công nghệ AI và Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng hiệu quả.

Đăng ký NGAY