- Home
- ›
- Kĩ năng phỏng vấn
- ›
- Các bước chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc thành công
I. Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị là điều vô cùng quan trọng đối với một buổi phỏng vấn xin việc. Việc chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt từ cách trả lời phỏng vấn xin việc đến tìm hiểu kỹ về công ty hay kinh nghiệm phỏng vấn xin việc đều sẽ làm ứng viên trở nên tự tin hơn. Ngoài ra, ứng viên cũng cần chú ý đến trang phục và những tài liệu trong bộ hồ sơ xin việc cần mang theo để mọi thứ diễn ra thuận tiện hơn.
1. Chỉnh chu về ngoại hình khi đi phỏng vấn xin việc
Có một câu nói vui như này “Ánh sáng đi trước âm thanh” vì vậy nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy diện mạo của bạn trước khi bạn cất lên tiếng nói. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của diện mạo của ứng viên trong buổi phỏng vấn xin việc. Vì thế rất nhiều câu hỏi được đặt ra “Đi phỏng vấn xin việc nên mặc gì?” hay “Đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gì trong trang phục?”. Đầu tiên, bạn cần đảm bảo trang phục gọn gàng, nghiêm túc, mặt mũi sáng sủa, tóc tai gọn gàng. Đối với nam ưu tiên tóc để màu đen tự nhiên, quần âu và áo sơ mi. Còn đối với nữ, tóc tai gọn gàng, các ứng viên có tóc dài có thể buộc cao lên, tránh để tóc mái che hết mặt hay lôi thôi…
Đi phỏng vấn xin việc nên mặc gì?
2. Những thứ cần mang đi phỏng vấn xin việc
Đối với những thứ cần thiết cho buổi phỏng vấn xin việc thông thường sẽ phù thuộc nhiều vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một số nhà tuyển dụng sẽ liệt kê rõ các thứ cần thiết cho buổi phỏng vấn như hồ sơ xin việc, CV xin việc bản in màu hay thậm chí mang theo laptop cá nhân để thuận tiện cho việc test iq phỏng vấn xin việc… Tuy nhiên đôi khi nhà tuyển dụng không đề cập gì tới việc tài liệu cần mang theo, vậy ứng viên nên mang theo gì để khiến mình chuyên nghiệp hơn? Dưới đây là danh sách một vài thứ bạn nên mang theo:
- Sổ tay và bút: đây là hai thứ được coi là vật bất ly thân với nhiều người, chúng giúp bạn ghi chép thuận tiện và nhanh chóng bất kỳ lúc nào. Và buổi phỏng vấn xin việc cũng vậy, đôi khi bận cần ghi lại những thứ trao đổi giữa hai bên.
- Hộp đựng danh thiếp: đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm việc làm nhiều năm, danh thiếp của bạn sẽ tạo nên độ uy tín và cũng để nhà tuyển dụng liên lạc với bạn nhanh hơn.
- Cv bản in màu: Nếu nhà tuyển dụng không đề cập gì tới việc mang theo CV thì lời khuyên cho bạn là hãy cứ in ra nhé, khi đó bạn sẽ trở nên thực sự chuyên nghiệp hơn đó.
3. Lập ra danh sách những điều khiến bạn phù hợp với công việc
Bạn đã đọc rất kỹ về bản JD – bản mô tả công việc thì kinh nghiệm phỏng vấn xin việc dành cho bạn, đó là hãy liệt kê ra danh sách những điều bạn có và những kinh nghiệm công việc mà bạn tin là bạn phù hợp với vị trí đó. Điều này giúp cho cách trả lời phỏng vấn xin việc diễn ra trôi chảy và lưu loát hơn và cũng giúp bạn tránh để xót ý cần trả lời.
4. Chuẩn bị kỹ thông tin trước khi đi phỏng vấn xin việc
Nhiều ứng viên phân vân không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì trong buổi phỏng vấn xin việc. Các bạn có thể lên Google và tìm kiếm từ khóa “Câu hỏi phỏng vấn xin việc” hay “500 câu hỏi và trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh”… Các bạn sẽ có rất nhiều gợi ý dành cho mình. Tuy nhiên, thông thường nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm tới những thông tin mà bạn biết về công ty của họ, các thông tin này bao gồm:
- Công ty hoạt động về lĩnh vực gì, có trụ sở chính ở đâu.
- Lịch sử hình thành, các cam kết hay giá trị hướng tới cộng đồng
- Chế độ đãi ngộ đối với vị trí công việc.
Ngoài ra, để kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc tốt hơn, bạn cần chuẩn bị các thông tin về các câu hỏi tình huống giả định, chẳng hạn như “Nếu được nhận, em có sẵn sàng ký cam kết làm việc với công ty ít nhất 1 năm hay không?” hay thậm chí các câu hỏi hóc búa hơn như “Em có sẵn sàng làm thêm không công vào cuối tuần”… Bạn hãy luôn sẵn sàng tinh thần cho các câu hỏi như vậy nhé.
Chuẩn bị kỹ trước khi tham gia phỏng vấn xin việc
5. Tổng duyệt trước khi đi phỏng vấn
Đây là lúc bạn ngồi lại và tập luyện trả lời mọi thứ bạn nghĩ là sẽ diễn ra trong buổi phỏng vấn xin việc. Bạn hãy tập dượt trước câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời chúng thật nhuần nhuyễn nhé. Bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm phỏng vấn xin việc của các ứng viên khác. Tiếp đến, bạn hãy tưởng tượng những gì diễn ra và phản ứng của cơ thể khi mình trong tình thế bị động, lúc ý hãy hít thở sâu và thật tập trung vào câu hỏi nhé. Một cách hiệu quả khác là hãy nhờ một người bạn đóng vai thành nhà tuyển dụng để đánh giá các kỹ năng của mình. Điều này giúp cho mọi thứ trở nên khách quan hơn. Đối với trường hợp phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh bạn cần tập duyệt trả lời mọi thứ bằng tiếng Anh và học cả cách đặt câu hỏi bằng tiếng Anh.
6. Luyện tập thái độ khi đi phỏng vấn
Thái độ khi đi phỏng vấn xin việc dành cho bạn là hãy thật cởi mở, tự tin và thể hiện sự chuyên nghiệp không chỉ ở ngoại hình mà cả ở cách trả lời câu hỏi, cách đặt câu hỏi. Ngoài ra bạn nên cảm thấy hứng thú trước những gì nhà tuyển dụng chia sẻ về công ty và môi trường của họ. Đừng bao giờ tỏ vẻ khó chịu ngay cả lúc khi thương lượng lương giữa hai bên không được như những gì bạn mong muốn, đây đều là các kỹ năng mềm bạn cần chú ý.
7. Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chinh phục mọi thử thách
Mặc dù phỏng vấn xin việc là một vòng thử thách ứng viên trước khi được trở thành nhân viên chính thức của công ty. Và chính điều này khiến cho các ứng viên trở nên vô cùng áp lực, tuy nhiên việc quá bị áp lực sẽ khiến cơ thể và tinh thần của bạn không được thoải mái, đôi khi làm hiệu quả phỏng vấn không cao, Dưới đây sẽ là một số lời khuyên dành cho các bạn để làm buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Thực chất của buổi phỏng vấn xin việc cũng chỉ giống như cuộc trò chuyện giữa hai người, nhà tuyển dụng hỏi bạn và bạn chia sẻ thông tin của mình. Ngược lại, bạn đặt các câu hỏi bạn chưa rõ về vị trí công việc và họ cung cấp thông tin để bạn hiểu rõ hơn. Khi bạn nghĩ như vậy thì cách trả lời phỏng vấn xin việc sẽ trở nên tự nhiên hơn.
- Hãy đến sớm trước 10 phút khi diễn ra buổi phỏng vấn. Điều này có nghĩa là nếu nhà tuyển dụng hẹn bạn 14h00 thì 14h kém 10 bạn nên có mặt tại công ty, để có một ít thời gian trong nhà vệ sinh chỉnh lại quần áo và lấy lại tinh thần. Đây là một lời khuyên bạn cần để ý để tránh tình trạng vội vội vàng vàng nhé.
- Đừng tiếc rẻ nụ cười của mình: điều này có nghĩa là hãy thể hiện thái độ cởi mở và vui vẻ thông qua nụ cười của mình.
II. Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc là chìa khóa giúp bạn tránh mắc phải những lỗi thường gặp. Đặc biệt có rất nhiều nhà tuyển dụng khắt khe và khá khó tính, họ sẽ không chỉ cho bạn các lỗi bạn đã mắc phải trong buổi phỏng vấn. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích về kinh nghiệm phỏng vấn xin việc mà bạn nên ghi chép lại:
- Xuất hiện trong buổi phỏng vấn đúng với thời gian nhà tuyển dụng hẹn gặp, thậm chí nên sớm hơn 10 – 20 phút. Trang phục nên gọn gàng, sạch sẽ.
- Trong quá trình diễn ra phỏng vấn, ứng viên cần tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng tránh trả lời dài dòng, lan man và hỏi lại nhiều lần nhà tuyển dụng.
- Nếu bạn được người quen giới thiệu tham gia phỏng vấn thì nên đề cập tới tên người đó trong buổi phỏng vấn, đó là kinh nghiệm phỏng vấn xin việc đối với những ứng viên được người khác giới thiệu.
- Trong suốt buổi phỏng vấn, bạn nên trả lời chuyên nghiệp, tự tin và cởi mở trong thái độ cũng như tỏ ra mình là người luôn lắng nghe và ghi nhận những đóng góp từ người khác. Đây là kinh nghiệm phỏng vấn xin việc vô cùng hữu ích
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc thành công
III. Kinh nghiệm sau khi phỏng vấn
Một số ứng viên nghĩ rằng, tham gia xong buổi phỏng vấn là mọi thứ sẽ ổn. Tuy nhiên để thể hiện thái độ chuyên nghiệp, bạn nên gửi một lá thư cảm ơn sau phỏng vấn. Đặc biệt thời gian tốt nhất là trong vòng 1 ngày sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Trong thư bạn cần đề cập tới việc biết ơn vì nhà tuyển dụng đã bỏ thời gian để lắng nghe và trao đổi thông tin giữa hai bên. Điều này ghi điểm so với các ứng viên khác. Đây là kinh nghiệm phỏng vấn xin việc mà các bạn cần lưu ý.
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp
IV. Những điều tuyệt đối không hỏi khi đi phỏng vấn
Trong số các câu hỏi phỏng vấn xin việc luôn luôn có một câu khiến ứng viên trở nên bối rối như là “Em có câu hỏi gì không nhỉ?” hay “ em có muốn biết thêm thông tin gì không?”. Điều này có nghĩa là ứng viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp của mình bằng cách đặt các câu hỏi cho người phỏng vấn. Tuy nhiên không phải câu hỏi nào cũng nên đặt ra, dưới đây là các câu hỏi cần tránh hỏi khi đi phỏng vấn xin việc.
- Tôi muốn biết thêm thông tin về công ty? Thực sự đây là một câu hỏi hơi kỳ cục bởi vì thông thường các thông tin cơ bản của công ty và vị trí công việc đã được hai bên trao đổi từ đầu. Và trên website của công ty cũng đều ghi rất rõ ràng. Cho dù bạn có lúng túng không biết hỏi gì cũng đừng nên hỏi câu này.
- Tôi có thể về sớm khi tôi hoàn thành xong công việc không? Khi hỏi như vậy, buổi phỏng vấn xin việc của bạn bỗng chốc trở nên thật căng thẳng. Họ sẽ nghĩ bạn luôn hấp tấp và vội vàng để hoàn thành nhiệm vụ và trở về nhà thật sớm.
V. Kết luận
Buổi phỏng vấn xin việc là thời khắc vô cùng quan trọng với mỗi ứng viên. Đây là thời khắc ghi điểm và quyết định rất nhiều trong quá trình xin việc của bạn. Do đó, hãy chú ý tới những lời khuyên về cách trả lời phỏng vấn xin việc và kinh nghiệm phỏng vấn xin việc mà 123job.vn đề cập tới trong bài viết này. Chúc các bạn sớm có được công việc mơ ước bấy lâu nay.
Xem thêm:
Top 54 câu hỏi phỏng vẫn xin việc thường gặp và cách trả lời phỏng vấn hay nhất!
Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng
Source: https://intalents.co
Category: Kĩ năng phỏng vấn
Quản lý Data ứng viên tiềm năng ứng dụng công nghệ AI và Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng hiệu quả.