- Home
- ›
- Human Resource
- ›
- TIPS GIÚP BẠN KHƠI GỢI LẠI ĐỘNG LỰC TRONG CÔNG VIỆC
Bạn đã bao giờ từng mất động lực trong công việc ?
Bạn đã bao giờ cảm thấy hụt hẫng ?
Bạn đã bao giờ thấy bản thân chơi vơi không muốn làm gì cả?
Trong số các câu hỏi được đặt ra trên, tôi tin rằng đâu đó trong cuộc sống này và nhất là trong công việc bạn đã từng gặp phải. Sự xuất hiện của các yếu tố trên diễn ra khi bạn không đủ quyết tâm để thực hiện một hành động, khi bạn cảm thấy mọi kỳ vọng trước đó mà bản thân không còn được như mong muốn ban đầu.
Một bức tranh tổng thể được vẽ ra trong tưởng tượng hình thành nên suy nghĩ của bạn đó là một bức tranh tuyệt đẹp, hồng lấp lánh. Nhưng trong thực tại cuộc sống ai trong chúng ta cũng hiểu một điều, không có điều gì hoàn hảo, màu hồng ban đầu không thể nhuốm các màu khác xen lẫn. Có xen lẫn, có nhuốm màu thì màu hồng sau cũng là màu hồng khó phai.
Một số trường hợp khiến bạn bị mất động lực:
- Mất động lực do sợ hãi: Nỗi sợ khiến bạn do dự và thận trọng, ngăn cản bạn tiến về phía trước.
- Mất động lực do đặt mục tiêu sai lầm: mỗi người đều có phần bản năng và lý trí. Khi đặt mục tiêu chỉ dựa trên lý trí mà rời xa với bản năng theo đuổi, bạn sẽ dần kiệt quệ năng lượng.
- Mất động lực vì không biết chính xác mình muốn gì: Khi bạn chưa nhận thức rõ bạn muốn điều gì, bức tranh tương lai của bạn sẽ trở nên mơ hồ.
- Mất động lực do xung đột giá trị: Có nhiều hơn một giá trị quan trọng với bạn, nhưng bạn không thể thỏa mãn tất cả một lúc. Bạn có những phản ứng bất chợt, rồi bạn bị mất động lực và chuyển sang làm việc khác.
- Mất động lực vì không biết làm gì tiếp theo: Mục tiêu cuối cùng của bạn có thể thật sự tốt đẹp và rõ ràng nhưng nếu bạn không chia nhỏ mục tiêu, bạn sẽ bị bế tắc và bối rối khi phải hành động.
- Mất động lực vì thiếu thách thức: Chúng ta được sinh ra để phát triển và cần những thách thức liên tục để học những kĩ năng mới.
- Mất động lực vì cô đơn: bản thân mỗi người đều muốn có kết nối, nhưng với bạn phần kết nối rất hạn chế.
Vậy làm thế nào để thúc đẩy, khơi gợi lại động lực, sau đây là một số cách giúp bạn lấy lại động lực:
- Đối mặt với những nỗi sợ của chính mình: gọi tên chúng, nói lời cảm ơn dịu dàng đến chúng, và tự đặt ra các câu hỏi cho chúng: “ Tại sao tôi lại sợ tất cả những điều đó xảy ra chứ? Xác suất để việc đó thực sự xảy ra là bao nhiêu?
- Để ý phản ứng của cơ thể khi nghĩ đến từng mục tiêu: Dành ít sự tập trung cho những việc khiến bạn không háo hức, đặt mục tiêu vào những điều khiến bạn mỉm cười ngẫu nhiên hoặc làm việc đến quên cả thời gian.
- Tìm ra một phiên bản của điều bạn muốn tạo dựng, sau đó hoạch định rõ ràng từng bước nhỏ để dần hoàn thiện những bước lớn.
- Bạn hãy lấy một tờ giấy, vẽ một đường thẳng ở giữa chia làm hai cột để viết về hai chiều hướng khác nhau mà bạn đang bị lôi cuốn vào. Chọn một bên và bắt đầu đặt câu hỏi: “ Tại sao mình lại muốn điều này? Kết quả mong đợi đạt được của mình là gì ? … Tiếp tục đặt câu hỏi và ghi ra các câu trả lời đến khi bạn cảm thấy không còn bất kì câu hỏi nào được đặt ra nữa là bạn đã chạm được mục tiêu cuối cùng. Và làm tương tự với bên còn lại.
- Viết lại tất cả những mối quan tâm “ tôi không biết phải làm thế nào” và biến chúng thành những câu hỏi để nghiên cứu. Tìm ra những mục tiêu nhỏ hơn cần phải đạt được để đi đến mục tiêu cuối cùng, lên kế hoạch tự đặt ra thời hạn cho mình và kiểm chứng lại kết quả.
- Xem lại những mục tiêu của bạn: Chúng có đủ thách thức với bạn không ? Chúng có đòi hỏi bạn phải phát triển để đạt được không ? Thử làm mục tiêu của bạn trở nên thách thức hơn, nhận những dự án đòi hỏi bạn phải phát triển tìm tòi cái mới.
- Ngừng làm việc một lát ra ngoài hít thở không khí trong lành và trò chuyện với người bạn yêu mến. Bắt đầu kết nối nhiều hơn và cộng tác với mọi người trong công việc.
Hy vọng với một số cách trên sẽ giúp bạn khơi gợi lại được động lực, lấy lại cảm hứng mục tiêu trong công việc của mình.
Quản lý Data ứng viên tiềm năng ứng dụng công nghệ AI và Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng hiệu quả.