• Home
  • Minigame
  • Recruitment Marketing là gì? Xây dựng chiến lược nội dung từ A – Z

Recruitment Marketing – một khái niệm không hề mới trong thời đại 4.0. Tuy nhiên nhiều Nhà tuyển dụng thời nay vẫn chưa hiểu rõ hoặc biết cách ứng dụng chúng như thế nào để tăng năng suất tuyển dụng. Các khó khăn như chúng tốn nhiều thời gian, không thấy lợi ích gì hết, không biết bắt đầu từ đâu,… thường gây nản lòng khi chúng ta mới bắt đầu. Nhưng đừng lo, để InTalents lo! Recruitment Marketing thực tế vừa dễ ứng dụng, vừa tiết kiệm chi phí mà còn mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp đấy.

Qua bài viết này, InTalents mong muốn truyền đạt đến người đọc những nội dung sau:

  • Recruitment Marketing là gì, chúng có vai trò nào trong quá trình tuyển dụng?
  • Cách xây dựng chiến lược Marketing cho Tuyển dụng hiệu quả
  • Lợi ích của SEO trong chiến lược nội dung
  • 5+ mẹo viết bài chuẩn SEO theo cấu trúc 2021
  • Ứng dụng Recruitment Marketing cùng InTalents – nhận ngay quà hấp dẫn

Còn chần chờ gì nữa, chúng mình bắt đầu ngay nhé.

Recruitment Marketing là gì?

Recruitment marketing, hay tiếp thị trong tuyển dụng, marketing trong tuyển dụng là quá trình quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng (employer brand) qua việc dùng các chiến thuật marketing xuyên suốt vòng đời tuyển dụng để thu hút, gắn kết và nuôi dưỡng mối quan hệ với những nhân tài tiềm năng.

Nói cách khác, recruitment marketing là quá trình thu hút và nuôi dưỡng ứng viên bị động để thúc đẩy họ ứng tuyển hoặc quan tâm đến doanh nghiệp. Tương tự như marketing, recruitment marketing cũng bao gồm 3 giai đoạn chính dạng phễu: Nhận thức (Awareness) – Quan tâm (Consideration) – Chuyển đổi (Interest).

intalents-recruitment-marketing-funnel

Nguồn: Clinch

Giai đoạn 1: Nhận thức

Nhân tài có thể được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trong thị trường tuyển dụng ngày nay, phần lớn các ứng viên đều thụ động, nghĩa là họ không tìm kiếm việc làm.Để có được những ứng viên có năng lực nộp đơn vào vị trí bạn tuyển, các doanh nghiệp nên trước hết, quảng bá hình ảnh cọng ty trên các nền tảng, kênh mà ứng viên ấy dành nhiều thời gian.

Điều quan trọng trên hết chính là – tạo ra nội dụng liên quan, hấp dẫn mà các ứng viên thực sự muốn đọc, nghe hoặc xem và làm cho công ty bạn tách biệt ra khỏi đám đông. Để xác định đối tượng ứng viên mục tiêu, bạn cần xây dựng Chân dung Ứng viên một cách chỉnh chu. Tham khảo cách xây dựng Candidate Persona chỉ qua 3 vòng của InTalents nhé.

Đọc thêm: Cách xây dựng chân dung ứng viên

Giai đoạn 2: Quan tâm

Sau khi bạn đã thu hút được sự chú ý, bạn cần cung cấp cho họ những thông tin bổ ích để làm tăng sự quan tâm và hứng thú đối với công ty bạn hơn nữa. Vì vậy, một chiến dịch xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thật nhất quán là điều bạn nên làm.

Việc đề ra một kế hoạch nội dung chi tiết sẽ vừa đảm bảo câu chuyện của bạn được kể một cách thuyết phục, vừa là một nguồn cố định để liên tục thu hút sự quan tâm của ứng viên – dù là họ thụ động hay tích cực.

Giai đoạn 3: Chuyển đổi

Giờ đây, các ứng viên đã liên tục thể hiện sự quan tâm đến công ty của bạn, nhưng điều gì giúp bạn tạo sự khác biệt giữa hàng trăm, hàng nghìn nhà tuyển dụng khác? Tại giai đoạn này, bạn sẽ muốn cung cấp thông tin cụ thể hơn về công ty với tư cách là một employer tiềm năng.

Đây là thời điểm vàng để quảng bá các vị trí đang có, lợi ích cho nhân viên, chế độ lương thưởng, văn hóa, cuộc sống tại công ty và bất kỳ nội dung liên quan khác mà ứng viên cần biết trước khi đưa ra quyết định ứng tuyển.

intalents-recruitment-marketing-cta-3-cropped

Chiến lược Marketing cho Tuyển dụng cho 3 giai đoạn

Xây dựng chiến lược nội dung cho từng giai đoạn của quá trình ứng tuyển. Khi lập kế hoạch cho lịch đang bài, hãy cân nhắc điều này. Các ứng viên hiếm khi nộp đơn vào lần đầu tiên, vì vậy bạn phải tạo một thư viên nội dung thật thú vị để thúc đẩy họ nhiều hơn. Dưới đây là ba bài báo chứng minh toàn bộ vòng đời của tiếp thị tuyển dụng, từ nhận thức đến quan tầm và chuyển đổi.

Nội dung Nhận Thức

Được tạo ra nâng cao nhận thức về công ty bạn như một employer tiềm năng. Nó không phải là giới thiệu công việc của bạn, vì vậy hãy tập trung vào chủ đề thu hút người đọc hơn. Không có quảng bá công ty, chỉ cần các thông tin hữu ích một cách chung nhất.

Tìm đọc blog Các topics bạn nên viết khi xây dựng Employer Brand vào ngày 17h 07/10/2021 (Thứ năm) nhé.

Nội dung Quan Tâm

Hướng đến tính đều đặn, liên tục và nhất quán. Tại đây, bạn nên có một lịch đăng bài rõ ràng và cam kết đi theo nó. Tìm hiểu xem ngày, giờ đăng bài tối ưu là khi nào. Các bài viết ở giai đoạn này bạn nên đi sâu hơn vào việc giúp ứng viên trả lời câu hỏi doanh nghiệp bạn khác biệt với các đối thủ như thế nào.

Nội dung Chuyển Đổi

Cung cấp cho ứng viên một cái nhìn sâu hơn về bối cảnh hơn về công ty qua góc nhìn của nhân viên (hơn là employer nhé). Nó nuôi dưỡng họ hướng tới việc cuối cùng là khâu nộp đơn. Các bài viết về văn hóa công ty, cuộc sống tại InTalents là một ví dụ tuyệt vời về việc cân nhắc nội dung trong thực tế. Chúng đi sâu vào văn hóa của các công ty cụ thể, giúp người đọc hiểu rõ hơn khi làm việc cho họ sẽ như thế nào.

Lợi ích của SEO trong Recruitment Marketing

Như chúng ta đã đề cập phía trên, ứng viên sẽ bắt đầu tìm hiểu công ty trước khi họ nộp đơn ứng tuyển. Hơn 65% ứng viên cho rằng Google là công cụ tìm kiếm họ tin dùng. Vì vậy, để giúp nhà tuyển dụng xuất hiện cao hơn trên thứ hạng tìm kiếm, bạn tham khảo cách viết bài chuẩn SEO theo cấu trúc 2021 sau đây nhé.

Thực tế cho thấy những ứng viên  không phải lúc nào cũng có thể tìm được việc nhanh chóng, và các nhà tuyển dụng cũng không phải “một sớm một chiều” là có thể tìm được những nhân viên phù hợp. Vì vậy, SEO website tuyển dụng lên top như là một cầu nối quan trọng để kết nối doanh nghiệp tuyển dụng với các ứng viên.

SEO nội dung recruitment marketing giúp bạn tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Thay vì đăng bài quảng cáo trên các job board, bạn chỉ cần đang ngay trên trang tuyển dụng và liên kết với mạng xã hội là có thể thu hút hàng trăm ứng viên, người quan tâm về đội của mình.

Thêm vào đó, đây cũng chính là kênh quảng bá thương hiệu tuyển dụng mang tính bền vững. Bởi chúng cho phép ứng viên có cái nhìn sâu hơn về văn hóa của công ty.

Điều quan trọng là nó giúp trang của bạn đứng cao hơn trong thứ hạng tìm kiếm của Google!

Bạn cũng có thể quan tâm: Tạo kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

Mẹo viết nội dung Employer Brand chuẩn SEO 2021

Độ dài lý tưởng

Bạn có biết độ dài cũng ảnh hưởng đến khả năng hiển thị trên Google. Một số loại từ khóa có thể yêu cầu nội dung dài hoặc ngắn hơn các từ khóa khác. InTalents khuyên bạn nên dành ít thời gian kiểm tra 5 từ khóa hàng đầu bạn đang nhắm đến, xem các kết quả cho mỗi từ và ước lượng trung bình số từ của chúng. Bằng cách này, chúng sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng tốt nhất.

Nếu bạn Không đủ thời gian, thì blog của bạn nên có tối thiểu 500-1,000. Theo đánh giá của Google, những bài viết có trung bình 1,500 từ trở lên hoạt động tốt nhất 2 lần so với nội dung dưới 1,000 từ.

Tuy nhiên, bạn cần nên nhớ rằng ưu tiên chất lượng thay vì số lượng nhé. Các nội dung dạng dài được ưu tiên cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, bởi lẽ nó cung cấp nhiều giá trị hơn. Tuy nhiên, đừng cố gắng làm dài bài viết với những nội dung phụ không liên quan, chi tiết nhàm chán hoặc lặp đi lặp lại. Vì nó sẽ khiến người đọc rời khỏi website rất nhanh đấy.

Tối ưu hóa tiêu đề của bài (Title)

Từ khóa phải có trong tiêu đề của bài viết có nghĩa là bạn phải đặt từ khóa mà Google tìm kiếm bài viết của bạn thông qua từ khóa đó. Điều này rất quan trọng vì thông qua đó Google có thể hiểu vấn đề mà bài viết đề cập đến. Vì vậy, bạn đừng quên những điểm sau nhé:

  • Tiêu đề nên liên quan đến bài viết
  • Tiêu đề không quá 70 ký tự
  • Tiêu đề phải chứa các từ khóa chính cần SEO

Một số tool bạn có thể dùng để kiểm tra độ phổ biến của từ khóa như Google Keyword Planner, Keyword.io, AHRefs, Google Trends,…

Tối ưu URL

Để tối ưu hóa URL, bạn nên tuân theo các quy tắc sau:

  • URL cần phải ngắn gọn nhất và dễ hiểu
  • Chứa từ khóa cần SEO
  • Không sử dụng các ký tự đặc biệt
  • Thân thiện với các công cụ tìm kiếm

Sử dụng các Heading hợp lý

Bạn nên chú ý:

  • Bài viết cần nên có các heading để ngắt các phần với nhau
  • Tiêu đề nằm trong khoảng từ H1 đến H6 được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần.
  • Thẻ tiêu đề nhấn mạnh các đoạn văn hoặc nội dung mà bạn đề cập đến trong bài viết.
  • Để tối ưu hóa thẻ tiêu đề một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện nó một cách khoa học để tận dụng tối đa.
  • Bao gồm từ khóa chính vào các H1, H2, H3.

Chèn thêm các liên kết nội bộ (Internal link)

Internal link là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có được một bài chuẩn SEO. Nó là một liên kết đến trang mà người viết chỉ định, các liên kết này là liên kết của chính website mà bạn viết bài giúp các bài viết liên kết chặt chẽ hơn; thường được sử dụng để điều hướng người dùng và tăng các chỉ số của bài viết. Nó còn giúp website của bạn giảm tỉ lệ thoát trang (bounce rate) đáng kể.

Đừng quên thêm vài liên kết bên ngoài (External link)

Khi nói đến việc xây dựng một bài viết tự nhiên, các external link là không thể thiếu. Nhiều bạn cho rằng việc này có thể khiến mất đi sức mạnh của trang, nhưng bạn cũng hiểu rằng chúng ta càng xây dựng trang web một cách tự nhiên, Google càng đánh giá cao. Vì vậy, hãy thêm những liên kết đến các trang khác không phải từ website của bạn. Cũng đừng quên rằng đó phải là những liên kết đến từ những trang uy tín hoặc cùng chủ đề với bài viết nhé.

Dùng hình ảnh sinh động, độ phân giải cao

Chúng ta đều đồng ý rằng hình ảnh hay video trong một bài báo, blog bất kì là điều Không thể thiếu. Chúng vừa làm nội dung của bạn sinh động hơn, vừa giúp bạn tiến cao hơn trong thứ hạng trên Google.

Vì vậy bạn cần tối ưu hóa hình ảnh theo các cách sau:

  • Viết nội dung vào thẻ Alt – thông tin thay thế
  • Sử dụng thẻ Phụ đề làm mô tả bao quanh hình ảnh
  • Tối ưu kích thước hình ảnh với tỷ lệ tiêu chuẩn

Ứng dụng Recruitment Marketing cùng InTalents

Nhằm giúp người chơi có cái nhìn sâu hơn và cơ hội thực hành lý thuyết, InTalents ra mắt Minigame với tên gọi “ĐỔI TƯƠNG TÁC, LẤY ỨNG VIÊN”.

Mọi thắc mắc về chương trình, vui lòng liên hệ: 

Email: support@intalents.co
Trò chuyện cùng InTalents: Tawk.to
Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/intalents.co/
Tham gia nhóm Zalo InTalents: https://zalo.me/g/eghpqj995

Chúc bạn may mắn nhé! Click vào hình bên dưới để tham gia

intalents-recruitment-marketing-cta-2

 

Quản lý Data ứng viên tiềm năng ứng dụng công nghệ AI và Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng hiệu quả.

Đăng ký NGAY